“Bước đầu qua làm việc, cháu Ph. đã nhận thấy cái sai. Nguyên nhân cụ thể dẫn tới vụ việc thì chúng tôi vẫn đang tiếp tục điều tra, làm rõ”, thượng tá Triều nói.
Còn ông Trần Thức, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quang Diệu, cho biết: “Đến giờ, chúng tôi vẫn chưa biết nguyên nhân vì sao em Ph. lại đánh thầy giáo Khanh. Khi nào Công an huyện Hoài Ân có kết luận, chúng tôi sẽ có thông tin chính thức đến cơ quan báo chí và có hướng xử lý”.
Trong khi đó, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định, cho biết nguyên nhân xảy ra sự việc trên có thể bắt nguồn từ cả 2 bên. “Sau khi thầy Khanh bình phục, chúng tôi sẽ yêu cầu cả 2 thầy trò cùng làm tường trình về vụ việc. Quan điểm của Sở phải được làm rõ việc này và không bao che. Điều gì chưa giáo dục đến nơi, phải giáo dục thêm, còn sai phạm là phải xử lý kể cả thầy và trò”, ông Đào Đức Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định nhấn mạnh.
Như đã thông tin, lúc 8h35’ngày 17/12, khi thầy Khanh đi lên cầu thang để vào lớp dạy tiết thứ 2 thì bất ngờ bị em Ph. dùng cán dù đánh liên tiếp vào đầu và mặt. Sau khi đánh xong, em Ph. bỏ chạy ra ngoài sân trường. Sau đó, thầy Khanh được giáo viên nhà trường đưa đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) cấp cứu.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Bình Định, em Ph. là học sinh cá biệt, năm học lớp 10 đã bị kỷ luật cảnh cáo, năm học này bị kỷ luật hình thức đuổi học một tuần.
Ánh Nguyên
Sáng 19/12, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định cho biết đã có báo cáo chính thức gửi Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh này về vụ việc học sinh đánh thầy giáo xảy ra tại Trường THPT Trần Quang Diệu (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định).
" alt=""/>Nam sinh lớp 11 đánh thầy nhập viện đã đến công an trình diệnHệ thống được chọn làm mục tiêu của các đội tấn công và phòng thủ trong diễn tập thực chiến lần này là cổng dịch vụ công của Cục Quản lý Mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã.
Đây là một trong những hệ thống quan trọng của ngành Cơ yếu, đảm trách cung cấp dịch vụ cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đội phòng thủ của Ban Cơ yếu Chính phủ, chương trình diễn tập thực chiến năm nay của Ban còn có sự tham gia của các đội tấn công gồm cả đơn vị trong Ban như Học viện Kỹ thuật Mật mã, Viện Khoa học - Công nghệ mật mã, Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng cũng như các doanh nghiệp, đối tác bên ngoài như VNPT, Kaspersky...
Theo thống kê của Ban tổ chức, trong 3 ngày liên tục từ 25/9 đến hết 27/9, đội phòng thủ đã phải đương đầu với hàng chục nghìn lượt rà quét, tấn công vào hệ thống từ các đội tấn công.
Bốn đội tấn công được đánh giá cao trong chương trình diễn tập thực chiến năm 2024 của Ban Cơ yếu Chính phủ gồm: đội Trung tâm An toàn thông tin VNPT đạt giải Nhất, đội của Học viện Kỹ thuật Mật mã nhận giải Nhì; 2 đội của Viện Khoa học - Công nghệ mật mã, Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng cùng đạt giải Ba.
Qua chương trình diễn tập, các cơ quan, đơn vị trong Ban Cơ yếu Chính phủ đã có cơ hội tự nhìn nhận, đánh giá năng lực ứng phó của mình trước các mối nguy hại, các cuộc tấn công mạng.
Đặc biệt, từ quá trình tấn công và phòng thủ hệ thống, các đơn vị trong Ban Cơ yếu Chính phủ đã phát hiện được những điểm yếu, lỗ hổng bảo mật còn tồn tại trong quy trình sử dụng con người và công nghệ để kịp thời có biện pháp khắc phục, xử lý; đồng thời có những định hướng, kế hoạch để nâng cao hiệu quả của công tác đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý trong thời gian tới.
Phát biểu tại lễ bế mạc diễn tập, Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong Ban cần nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin của đơn vị mình.
“Các cơ quan, đơn vị không được phép lơ là, chủ quan trong công tác này. Phải kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Ban phát triển hạ tầng số, môi trường số của ban, ngành đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, bảo mật”, Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực nhấn mạnh.
Cùng với yêu cầu tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Ban Cơ yếu Chính phủ, Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực còn chỉ đạo Trung tâm CNTT và Giám sát An ninh mạng thời gian tới tiếp tục phối hợp, tham mưu, đề xuất tổ chức các chương trình diễn tập tương tự để đánh giá lại mức độ an toàn của tất cả các hệ thống trong ban, ngành.
Ngoài ra, đại diện Ban Cơ yếu Chính phủ cũng lưu ý, trước khi đưa một hệ thống thông tin hoặc một giải pháp bảo mật vào sử dụng trong thực tế, các cơ quan, đơn vị trong Ban phải thực hiện đánh giá chuyên sâu về an toàn thông tin, an ninh mạng để tìm ra và khắc phục các lỗ hổng bảo mật trong mã nguồn hoặc trong mô hình thiết kế hệ thống, nhằm bảo đảm an toàn trước các nguy cơ tấn công mạng luôn thường trực.
Tại Chỉ thị 60 về việc tổ chức triển khai diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng được ban hành tháng 9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: Để các đội ứng cứu sự cố có đủ năng lực xử lý sự cố xảy ra trong hệ thống của mình, hoạt động diễn tập cần chuyển sang hình thức diễn tập thực chiến, với phương thức, phạm vi, tính chất mới. Diễn tập thực chiến được thực hiện trên hệ thống thật, không có kịch bản trước nhưng được quy định về mục tiêu, đối tượng tham gia, công cụ sử dụng, mức độ khai thác và thời gian diễn ra nhằm giảm thiểu rủi ro. Diễn tập thực chiến gắn hoạt động diễn tập vào chính hệ thống mà đội ứng cứu sự cố có trách nhiệm bảo vệ, qua đó kinh nghiệm xử lý sự cố của đội ứng cứu sự cố đối với các hệ thống đang vận hành càng được nâng cao. |
Nói về mức phụ cấp này, ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An cho hay: “Tôi cho rằng mức phụ cấp đề xuất này là phù hợp. Bởi trong các cấp học thì giáo viên mầm non vất vả nhất khi mỗi ngày làm việc từ 10 đến 14 tiếng, trong khi lương thấp và thu nhập tăng thêm gần như không có. Do đó, cần có những chế độ phụ cấp ưu đãi để họ an tâm công tác, đủ khả năng nuôi sống bản thân và gia đình. Tôi nghĩ, đối với đội ngũ giáo viên mầm non cần được sự quan tâm đặc biệt, mức phụ cấp càng cao càng tốt”.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An. |
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam bày tỏ ủng hộ việc tăng phụ cấp đối với giáo viên mầm non.
“Với những địa phương điều kiện còn khó khăn như Quảng Nam thì việc quan tâm hỗ trợ này là điều rất tốt, đáng quý”.
Tuy nhiên, theo ông Quốc, đây cũng chưa phải là mức phụ cấp đủ để tạo ra một sự động viên, thu hút, giữ chân được các giáo viên mầm non, đặc biệt ở những vùng khó.
Theo ông Quốc, mức phụ cấp 36% chỉ cao hơn so với các bậc học khác còn nếu so với nhu cầu của công việc thì chưa phải cao. “Mức 36% thể hiện sự lắng nghe từ phía cơ sở và thể hiện sự quan tâm của Nhà nước nhưng cần thiết phải cân đối lại ngân sách nhà nước để tiếp tục có sự quan tâm hơn nữa”.
Ông Quốc cho rằng, mức phụ cấp cần có định mức và chia theo từng vùng miền, chứ không nên cào bằng.
“Có thể ở những vùng núi cao, khó khăn thì mức cao. Với những vùng khó khăn, núi cao thì tôi đề xuất mức phụ cấp phải là 70%. Bởi ở những vùng cực kỳ khó khăn, muốn thay đổi được điều kiện kinh tế xã hội thì trước hết phải đi từ con người. Các giáo viên bám làng, bám bản thì mới thay đổi được. Ở những vùng thành phố, đồng bằng hoặc điều kiện xã hội thuận lợi thì mức 36% là chấp nhận được”, ông Quốc nói.
“Có thể chúng ta cho rằng 70% là lớn nhưng sự hy sinh của của các giáo viên công tác ở những địa bàn khó khăn còn lớn hơn gấp nhiều lần. Họ chấp nhận đánh đổi thanh xuân của mình, chuyện gia đình để bám làng, bám bản. Phụ huynh ở những vùng đó đi nương rẫy từ sáng tới tối, gần như giao con cho các cô”.
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam. |
Theo ông Quốc, với bậc học mà các giáo viên đã phải làm việc như vượt quá sức mình khi vừa nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy trẻ thì sự quan tâm cần phải được tiếp tục.
“Không chỉ về mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách mà cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để làm sao các giáo viên thuận lợi hơn”, ông Quốc nói.
Nhiều tỉnh hỗ trợ thêm cho giáo viên mầm non
Ngoài các chính sách hỗ trợ chung của Chính phủ, Bộ GD-ĐT, từ năm 2019, HĐND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành các chính sách khuyến khích phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn. Một trong 3 nội dung chính là hỗ trợ một phần lương cho giáo viên ngoài công lập.
Ông Vũ Văn Dũng, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non Sở GD-ĐT Tuyên Quang cho hay, đối với chính sách này, hỗ trợ cho giáo viên ngoài công lập theo 3 vùng khác nhau. Vùng thuận lợi, vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn theo các mức từ 1,3; 1,7 và 2 triệu đồng cho 12 tháng. Vùng thuận lợi thì giáo viên được hỗ trợ trong 5 năm đầu thành lập cơ sở.
Theo ông Dũng, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có hơn 40 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Theo đó, số giáo viên được thụ hưởng hỗ trợ khoảng 200 người. “Số tiền này từ ngân sách của tỉnh nhưng thực hiện chi trả trực tiếp tới giáo viên thông qua các phòng GD-ĐT”, ông Dũng nói.
“Chính sách này rất kịp thời đặc biệt trong giai đoạn các trường học nghỉ do dịch Covid-19, các giáo viên mầm non ngoài công lập rất khó khăn và không có thu nhập thêm”.
Ông Vũ Văn Dũng, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non Sở GD-ĐT Tuyên Quang |
Ngoài ra, ông Dũng cho hay, theo Thông tư 48, chế độ làm việc của giáo viên mầm non là 6 tiếng/ngày. Song thực tế, các giáo viên phải làm việc trên 10 tiếng mỗi ngày.
“Sở GD-ĐT cũng đã có công văn tới UBND các huyện, thành phố theo hướng hỗ trợ thêm kinh phí trực trưa cho giáo viên theo hình thức xã hội hóa. Nguyên tắc xã hội hóa theo sự thỏa thuận giữa cha mẹ trẻ với nhà trường, để động viên cho các giáo viên khi các chính sách của nhà nước chưa được kịp thời.
Hiện nay, một số địa phương cũng đã đưa ra chính sách đặc thù để góp phần động viên, khuyến khích giáo viên mầm non yên tâm công tác, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Như tỉnh Hậu Giang đã ra Nghị quyết của HĐND về việc hỗ trợ kinh phí khoán định mức giáo viên, nhân viên các trường mầm non, phổ thông công lập năm học 2019-2020 trên địa bàn. Theo đó cho phép hỗ trợ kinh phí giáo viên hợp đồng 3.900.000/người/tháng; nhân viên 3.250.000/người/tháng. Mức hỗ trợ không quá 12 tháng.
Ở Khánh Hòa, UBND các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ tiền đò, xăng xe cho giáo viên công tác ở miền núi, hải đảo 100.000đ/người/tháng.
Một số tỉnh đã hỗ trợ tiền làm thêm giờ cho giáo viên từ ngân sách của địa phương như: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu…
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Một số địa phương cũng ban hành chính sách của tỉnh để hỗ trợ công tác phổ cập giáo dục mầm non. Tỉnh Bắc Ninh đã quyết định hỗ trợ kinh phí khoán định mức giáo viên và nhân viên nấu ăn các cơ sở mầm non công lập trên địa bàn năm học 2019-2020. Theo đó giáo viên hợp đồng trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập được hưởng mức hỗ trợ khoán kinh phí giảng dạy là 4.351.000đ/giáo viên/tháng và thời gian thực hiện là 10 tháng/năm học. Nhân viên nấu ăn trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập được hưởng mức hỗ trợ khoản kinh phí là 3.970.000đ/cô nuôi/tháng và thời gian thực hiện là 10 tháng/năm học.
Ở Nghệ An cũng có chính sách hỗ trợ kinh phí để thuê khoán người nấu ăn phục vụ bán trú tại các trường mầm non công lập thuộc xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Theo Bộ GD-ĐT, hiện tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được khắc phục. Đặc biệt, một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có tỷ lệ giáo viên/lớp rất thấp. Theo báo cáo từ các địa phương, năm học 2019-2020, cả nước thiếu 45.242 giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (đây là số lượng còn thiếu năm học 2019-2020 sau khi đã được bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non). Đội ngũ thiếu dẫn đến áp lực nặng nề hơn đối với giáo viên đứng lớp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, hạn chế trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, toàn ngành hiện có 364.776 giáo viên mầm non. Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1,82. Số giáo viên hợp đồng lao động tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập là 48.392 người (tính đến tháng 3/2020). Tỉ lệ giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn đào tạo trở lên theo Luật giáo dục 2019 đạt 73,7%, trong đó số đạt trình độ đào tạo đại học sư phạm trở lên đạt 50,7%; trình độ đào tạo cao đẳng sư phạm là 23,5%; còn 26,3% giáo viên có trình độ trung cấp. |
Thanh Hùng
Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi năm 2019 đạt 99,96% (tăng 3,56% so với năm 2011). Trong đó, 99,9% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
" alt=""/>Đề xuất phụ cấp 36% cho giáo viên mầm non